Bạn có thể đã bắt gặp những thuật ngữ như “sinh học” và “hữu cơ” trên các sản phẩm giặt là của mình, nhưng thực tế hai thuật ngữ này có nghĩa là gì? Và sự khác biệt của chúng là gì? Cùng mình tìm hiểu xem sao nhé!
1. Sự khác biệt giữa bột giặt sinh học và hữu cơ là gì?
Câu trả lời đơn giản là các sản phẩm sinh học có chứa các enzym trong khi các sản phẩm hữu cơ thì không. Enzyme là các chất tự nhiên điều chỉnh tốc độ phản ứng hóa học xảy ra. Khi nói đến bột giặt, enzyme có tác dụng phân hủy các chất gây bẩn trên quần áo, giúp loại bỏ vết bẩn nhanh hơn và hiệu quả hơn bình thường.
Cho dù bạn sử dụng bột giặt sinh học hay bột giặt hữu cơ, chúng đều có thể sử dụng theo cách giống nhau. Cả hai loại đều có thể được thêm vào ngăn chứa xà phòng giặt hoặc sử dụng trong lồng giặt. Bạn chỉ đảm bảo làm theo hướng dẫn của sản phẩm.
2. Ưu điểm của bột giặt sinh học
Enzyme là một loại protein và chúng rất tốt trong việc phá vỡ các protein tương tự. Protein là thành phần chính của các vết bẩn thông thường như thức ăn, dầu mỡ và mồ hôi.
2.1 Cách hoạt động của bột giặt sinh học
Do sự hiện diện của các enzym, các sản phẩm sinh học có thể hoạt động tốt ở nhiệt độ thấp hơn. Điều này giúp bạn tiết kiệm được chi phí cũng như năng lượng. Bột giặt sinh học sẽ luôn tốt hơn so với bột giặt hữu cơ khi ở nhiệt độ thấp, từ 30 ° C đến 50 ° C và chúng cũng tốt hơn để giặt nhanh.
3. Ưu điểm bột giặt hữu cơ
Bột giặt hữu cơ thường được những người có làn da nhạy cảm ưa chuộng vì chúng nhẹ nhàng hơn so với bột giặt sinh học. Bột giặt hữu cơ cũng có thể tốt hơn cho các chất liệu rất mỏng manh như lụa. Tuy nhiên, chắc chắn bạn sẽ cần nhiệt độ cao hơn để loại bỏ vết bẩn. Nếu bạn không chắc da của mình nhạy cảm như thế nào, bạn có thể thử kiểm tra. Hãy giặt một phần quần áo rộng trong nước bột giặt sinh học. Sau đó, mặc quần áo đó trong vài giờ và xem liệu bạn có phản ứng gì hay cảm giác khó chịu với vải hay không. Nếu có, bạn có lẽ nên sử dụng bột giặt hữu cơ.
4. Các câu hỏi thường gặp khi giặt đồ bằng bột giặt sinh học
4.1 Bột giặt sinh học có hại cho da không?
Một số người có làn da nhạy cảm nhận thấy rằng các sản phẩm làm sạch sinh học gây kích ứng da của họ và họ thích thay thế bằng các sản phẩm hữu cơ. Nếu bạn cảm thấy lo lắng vì điều này, cách tốt nhất là kiểm tra xem liệu làn da của bạn có phù hợp với các sản phẩm sinh học hay không như đã đề cập ở trên.
4.2 Bột giặt sinh học có làm phai màu quần áo không?
Bột giặt sinh học có thể gây phai màu quần áo. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những yếu tố khác tác động, chẳng hạn như sự khuấy động của chu trình giặt, nhiệt độ và hoạt động của máy sấy.
4.3 Bột giặt sinh học có làm hỏng quần áo không?
Nói chung, bột giặt sinh học sẽ không gây hại cho quần áo của bạn. Tuy nhiên, bạn nên tránh sử dụng các sản phẩm này trên các loại vải mịn như len và lụa. Những chất liệu này chứa protein. Đây là mục tiêu mà bột giặt sinh học được thiết kế để làm sạch.
4.4 Giữa bột giặt sinh học và bột giặt hữu cơ thì đâu là lựa chọn tốt hơn?
Nếu bạn không có làn da đặc biệt nhạy cảm và quần áo bạn có nhiều vết bẩn để làm sạch, bạn nên dùng bột giặt sinh học. Chúng có khả năng tẩy vết bẩn rất tốt hơn. Ngoài ra, chúng hoạt động thực sự tốt ở nhiệt độ thấp hơn và làm sạch nhanh cũng như tốt hơn cho môi trường.
Nếu bạn có làn da nhạy cảm hay có các vấn đề về da như da khô, chàm, vẩy nến, bạn nên sử dụng bột giặt sinh học. Chúng thực sự nhẹ nhàng trong khi vẫn mang lại hiệu quả trong việc giặt sạch quần áo của bạn.
Hy vọng với những bật mí trên, bạn đã có hiểu thêm về bột giặt sinh học cũng như bột giặt hữu cơ để có thể lựa chọn những sản phẩm phù hợp cho gia đình của mình. Đồng thời, đừng quên thường xuyên truy cập Cleanipedia để đón đọc những thông tin bổ ích về việc chăm sóc gia đình, nhà cửa.